Menu
091.663.2282 - 0947.633.282 vinhquang.law@gmail.com

Các thủ tục phải thực hiện sau khi thành lập Doanh nghiệp

thủ tục sau thành lập doanh nghiệpChi nhánh Thái Nguyên – Công ty Luật Việt Kim (Đoàn Luật sư Tp Hà Nội)địa chỉ tại số 272 Phan Đình Phùng, Tp Thái Nguyên xin kính chào Quý khách. Với mong muốn hỗ trợ cho các Doanh nghiệp khởi nghiệp (Star-Up), chúng tôi hướng dẫn Quý khách một số thủ tục buộc phải thực hiện sau khi thành lập Doanh nghiệp như sau:

Thành lập Doanh nghiệp không chỉ đơn giản là thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp và khắc con dấu pháp nhân. Một Doanh nghiệp được thành lập, kéo theo rất nhiều các thủ tục pháp lý buộc phải thực hiện ngay sau đó, mà nếu không thực hiện thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, điều chỉnh lại thông tin đăng ký Doanh nghiệp hoặc gặp nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động sau này. Các thủ tục sau khi thành lập Doanh nghiệp bao gồm:

I. Thông báo mẫu con dấu

Khác với trước đây, kể từ ngày 01-07-2015, Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, con dấu doanh nghiệp phải đảm bảo chứa hai thông tin bắt buộc là tên và mã số doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, trừ hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ; hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức khác; trừ các từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam; thì doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì trước khi sử dụng con dấu, Doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp.

Nếu vi phạm, Doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 3.000.000đ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

II. Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014, trong vòng 30 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp các thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp; các thông tin về ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với Công ty cổ phần.

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký Doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp. Kèm theo việc bị phạt tiền là việc bị buộc phải công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp theo quy định.

III. Hoàn tất thủ tục góp vốn

Các sáng lập viên phải góp đủ số vốn đã cam kết góp, thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.

Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho Doanh nghiệp trong thời hạn cam kết góp. Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì thành viên góp vốn chuyển giao trực tiếp cho Doanh nghiệp, việc chuyển giao phải lập biên bản theo mẫu quy định.

Trường hợp thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết góp, cổ đông không thanh toán hoặc không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thay đổi điều chỉnh giảm vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu vốn của các Sáng lập viên trong thời hạn (60 ngày đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 30 ngày đối với Công ty cổ phần và Công ty TNHH 1 thành viên), kể từ ngày hết thời hạn góp vốn, thanh toán theo quy định.

Nếu vi phạm, Doanh nghiệp có thể bị phạt đến đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

Ngoài ra, đối với Công ty Cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, sau khi các Sáng lập viên đã góp đủ vốn thì Doanh nghiệp phải tiến hành cấp Giấy chứng nhận Phần vốn góp cho thành viên Công ty, Doanh nghiệp cũng có thể cấp Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các cổ đông đã mua cổ phần của Công ty; đồng thời tiến hành lập Sổ đăng ký thành viên, Sổ đăng ký cổ đông theo mẫu quy định.

Việc không cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty; kông lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông có thể khiến Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính đến 15.000.000đ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 34 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP. Kèm theo việc buộc phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên, buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định.

Xem chi tiết về: Các bước thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty

IV. Gắn biển hiệu Doanh nghiệp tại trụ sở

Công ty phải lập biển ghi tên Doanh nghiệp và gắn tại trước trụ sở. Mặc dù pháp luật không quy định thời điểm hạn gắn tên, nhưng việc này thường được hiểu phải thực hiện sau khi được Công ty cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. Việc không thực hiện quy định này có thể bị phạt đến 15 triệu đồng và bị buộc phải gắn biển tên doanh nghiệp theo quy định (điểm b khoản 2 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Xem chi tiết về: Cách treo biển hiệu Doanh nghiệp, cách treo biển quảng cáo Công ty

V. Tiến hành thủ tục kê khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải tiến hành kê khai thuế ban đầu, bao gồm: đăng ký và nộp lệ phí môn bài; thông báo về việc mở tài khoản ngân hàng, đăng ký phương pháp tính thuế; thông báo phát hành hóa đơn;… Doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc phải thực hiện tất cả các thủ tục kê khai thuế.

VI. Đáp ứng được các điều kiện kinh doanh khi kinh doanh thực tế.

Không phải mọi Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp là được phép hoạt động kinh doanh. Đối với Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng tất cả các điều kiện trước khi đi vào hoạt động như: có đủ chứng chỉ hành nghề; đáp ứng đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện đánh giá môi trường,…

Với từng hành vi mà Doanh nghiệp không thực hiện thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở các mức khác nhau, đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động, tịch thu giấy phép kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp. Nếu Quý khách có nhu cầu Thành lập Doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Thái Nguyên, Hà Nội; hãy liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây để được nhận sự tư vấn nhanh chóng, trực tiếp:

  • Chi nhánh Thái Nguyên – Công ty Luật Việt Kim (Đoàn Luật sư Tp Hà Nội)
  • Địa chỉ: số 272 Phan Đình Phùng, Tp Thái Nguyên
  • Điện thoại: 091.663.2282 (Luật sư Quang) 
  • Email: vinhquanglaw@gmail.com 

Chúng tôi cam kết đem đến cho Qúy khách sự hỗ trợ tận tình, chu đáo, uy tín với một mức giá dịch vụ hết sức hợp lý trên tiêu chí: “Thành công của chúng tôi gắn liền với thành công của Doanh nghiệp”. Sự hài lòng của quý khách chính là động lực làm việc của chúng tôi.

Xem thêm cẩm nang luật: Thỏa thuận góp vốn thành lập Doanh nghiệp