Menu
091.663.2282 - 0947.633.282 vinhquang.law@gmail.com

Nên mở Công ty cổ phần hay Công ty TNHH hai thành viên ?

Nhiều khách hàng có thắc mắc về việc nên mở Công ty cổ phần hay Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi kết hợp với người khác đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ cung cấp một số các thông tin phân tích và so sánh giữa hai loại hình doanh nghiệp để Quý khách có sự tham khảo. 

thành lập doanh nghiệp tại thái nguyên

Xem thêm Cẩm nang luật: 

Về số lượng sáng lập viên: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức với số lượng không vượt quá 50; còn Công ty Cổ phần thì không giới hạn số lượng cổ đông, nhưng nếu từ 100 cổ đông trở lên thì Công ty sẽ phải đăng ký tư cách Công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán nhà nước để niêm yết trên sàn Upcom hoặc HOSE/HNX (trong trường hợp đủ các điều kiện khác)

Về mặt quản trị: Trừ các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh thường nhất của Công ty thuộc thẩm quyền của giám đốc; còn các sáng lập viên Công ty TNHH hai thành viên trực tiếp đứng ra quyết sách các vấn đề của Công ty, nhưng ở Công ty cổ phần có một cơ cấu trung gian là Hội đồng quản trị (có thể không phải là cổ đông góp vốn vào công ty) thực hiện việc quyết sách này. Điều này phát sinh từ thực tiễn kinh doanh: các nhà đầu tư có kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm kinh doanh sẽ lựa chọn mô hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên để trực tiếp điều hành quản lý doanh nghiệp; còn nếu không có, sẽ lựa chọn mô hình Công ty cổ phần và thuê người về quản trị doanh nghiệp của mình. Ở Việt Nam, thông thường các starup không chưa nghĩ nhiều đến vấn đề quản trị, nên kể cả trong công ty cổ phần, thông thường các sáng lập viên cũng trực tiếp đứng ra tham gia hội đồng quản trị, và như vậy làm mất tác dụng của cơ cấu trung gian này.

Xem thêm Cẩm nang luật: 

Về khả năng huy động vốn: Riêng Công ty cổ phần có ưu điểm là có thể huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phần trên thị trường chứng khoán hoặc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp khó có thể đáp ứng các điều kiện này, trong khi thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH hai thành viên trở lên sang Công ty cổ phần cũng khá đơn giản nên Quý khách có thể không cần quá quan tâm vấn đề này.

Xem thêm Cẩm nang luật: 

Về nghĩa vụ tài chính với Công ty của sáng lập viên: Các sáng lập viên của hai loại hình doanh nghiệp này đều chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp công ty – đây là tính trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do các sáng lập viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty khi thành lập doanh nghiệp. Trách nhiệm hữu hạn được hiểu đơn giản là sau khi góp đủ số vốn cam kết góp (chuyển khoản vào tài khoản công ty hoặc góp tiền mặt và lưu giữ trực tiếp tại trụ sở công ty theo nguyên tắc tự bảo quản), thì Công ty hoạt động trên số vốn này, nếu thua lỗ dẫn đến âm vốn và không thể trả được nợ thì các sáng lập viên cũng không phải sử dụng thêm tài sản của mình để trả nợ thay cho Công ty. Sáng lập viên nào không góp đủ số vốn đăng ký thì chỉ được hưởng quyền lợi tương ứng với số vốn đã góp đó, và Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ các sáng lập viên này góp thiếu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết hạn góp vốn. Các sáng lập viên này cũng phải chịu trách nhiệm trong với số vốn chưa góp đủ đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của sáng lập viên.

Về quyền chuyển nhượng vốn của sáng lập viên: khi có nhu cầu chuyển nhượng vốn, sáng lập viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; và chỉ được chuyển nhượng cho người ngoài với cùng điều kiện chào bán cho các thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. Còn ở Công ty cổ phần, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông; hạn chế này bị hủy bỏ sau khi hết hạn 03 năm.

Trên đây là phân tích về các ưu nhượng điểm và sự khác biệt cơ bản nhằm giúp quý khách định hướng rõ nét về nhu cầu thành lập và lựa chọn loại hình doanh nghiệp của mình.

___________________________________________________________________

Nếu Quý khách có nhu cầu Thành lập Doanh nghiệp tại Thái Nguyên, Hà Nội và các tỉnh lân cận:

Hãy bấm “vào đây” và trả lời các thông tin trong Phiếu khảo sát thông tin thành lập Doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn.

Hoặc liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây để được nhận sự tư vấn nhanh chóng, trực tiếp:

  • Chi nhánh Thái Nguyên – Công ty Luật Việt Kim (Đoàn Luật sư Tp Hà Nội)
  • Địa chỉ: số 272 Phan Đình Phùng, Tp Thái Nguyên
  • Điện thoại: 091.663.2282 (Luật sư Quang)

Chúng tôi cam kết đem đến cho Qúy khách sự hỗ trợ tận tình, chu đáo, uy tín với một mức giá dịch vụ hết sức hợp lý trên tiêu chí: “Thành công của chúng tôi gắn liền với thành công của Doanh nghiệp”. Sự hài lòng của quý khách chính là niềm động lực của chúng tôi.