Menu
091.663.2282 - 0947.633.282 vinhquang.law@gmail.com

Các khoản bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại Thái Nguyên

Bồi thường thu hồi đất tại Thái NguyênKhi bị thu hồi đất tại Thái Nguyên, hộ gia đình, cá nhân sẽ được nhận các khoản bồi thường sau:

 

I. BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp do cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) đang sử dụng đất    [i]

Cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) không thuộc đối tượng quy định tạiĐiểm d Khoản 1 Điều 19 củaNghị định số47/2014/NĐ-CP nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất nhưng không được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, không được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

Hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó thì nhân khẩu không phảilàcán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

II. BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT Ở

1. Xác định sẽ được bồi thường bằng đất hay tiền [ii]

Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

2. Trường hợp nhiều người sống chung [iii]

Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng 01 thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

3. Diện tích cấp đất tái định cư tại Thái Nguyên [iv]

UBND cấp huyện căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư tại địa phương xem xét giao đất ở, nhà ở cho từng hộ gia đình, nhưng tổng diện tích đất ở tái định cư được giao so với diện tích đất ở bị thu hồi không vượt quá diện tích một suất đất tái định cư tối thiểu (40m2) và phải đảm bảo nguyên tắc giao đất tái định cư quy định tại Khoản 2 Điều 23 Quy định này.

Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở, nhà ở tại nơi tái định cư phải nộp tiền theo giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

4. Nguyên tắc giao đất tái định cư: [v]

a) Nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư;

b) Ngườicó đất thu hồiđược bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng;

c) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở, thuộc diện tái định cư mà diện tích đất ở bị thu hồi nhỏ hơn diện tích một ô đất ở theo quy hoạch tại nơi tái định cư thì được bố trí một (01) ô đất quy hoạch, hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất như sau:[vi]

– Trường hợp diện tích ô đất tái định cư được giao nhỏ hơn hoặc bằng tổng diện tích đất ở bị thu hồi và diện tích suất tái định cư tối thiểu tại nơi tái định cư thì nộp tiền sử dụng đất theo giá đất tái định cư do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. 

– Trường hợp diện tích ô đất tái định cư được giao lớn hơn tổng diện tích đất ở bị thu hồi và diện tích suất tái định cư tối thiểu tại nơi tái định cư thì phần diện tích đất ở tại ô đất tái định cư được giao bằng tổng diện tích đất ở bị thu hồi và diện tích suất tái định cư tối thiểu được nộp tiền sử dụng đất theo giá đất tái định cư, phần diện tích đất tái định cư được giao còn lại phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất được tính trên cơ sở chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các điều kiện thực tế đối với từng dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể.

III. BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀO ĐẤT

Chi phí đầu tư vào đất gồm các chi phí san lấp mặt bằng, tôn tạo đất, cải tạo đất, chống xói mòn, chống xâm thực; xây dựng, gia cố nền đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh; chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất) [vii]

Bồi thường đối với trường hợp có hồ sơ chứng minh (Hợp đồng thuê, khoán kèm thanh lý hợp đồng, hóa đơn, chứng từ thanh toán; văn bản khác có liên quan)[viii]

Công thức tính giá trị đầu tư vào đấtvà được tính theo Công thức sau[ix] :

Trong đó:

P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;

P1: Chi phí san lấp mặt bằng;

P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;

T1: Thời hạn sử dụng đất;

T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.

Bồi thường đối với trường hợp không có hồ sơ, chứng từ chứng minh [x]

Đối với đất nông nghiệp: Bồi thường 30% mức bồi thường đất nông nghiệp theo giá đất nông nghiệp cùng loại đối với toàn bộ diện tích đất thu hồi

Đối với đất phi nông nghiệp: Bồi thường bằng mức bồi thường đất nông nghiệp trồng cây lâu năm vị trí 1 theo giá trong bảng giá đất đối với toàn bộ diện tích đất thu hồi.

IV. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ NHÀ, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện như sau: [xi]

Mức bồi thường = Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại + (Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại) x 60%

1. Mức bồi thường

Mức bồi thường không thấp hơn 60% và không vượt quá 100% giá trị xây mới nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà công trình bị thiệt hại.

Công thức tính giá trị nhà2. Các xác định giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại [xii]

Trong đó:

Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;

G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành;

T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại;

T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.

Tại Thái Nguyên thời gian khấu hao áp dụng làm căn cứ xác định giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được quy định như sau:

+ 08 năm đối với nhà tạm, vật kiến trúc,

+ 20 năm đối với nhà một tầng mái ngói hoặc mái tôn (không áp dụng cho nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố) tường bao quanh xây gạch chiều cao lớn hơn 3m (không tính chiều cao tường thu hồi),

+ 30 năm đối với nhà 1 tầng mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,

+ 30 năm đối với nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố,

+ 50 năm đối với nhà 2 – 3 tầng tường xây gạch, mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,

+ 60 năm đối với nhà 4 – 5 tầng trở lên.

3. Đối với nhà, công trình phá dỡ một phần thì thực hiện như sau: [xiii]

a) Đối với nhà xây một tầng lợp mái, nhà tạm để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân bị phá dỡ một phần tường hoặc cột chịu lực của nhà đó thì tính bồi thường theo quy định cho phần bị phá dỡ, phần diện tích còn lại của nhà đó được hỗ trợ bằng mức bồi thường; không tính hỗ trợ nhà, công trình khác tiếp theo;

b) Đối với nhà xây một tầng mái bằng bê tông cốt thép, nhà xây từ hai tầng trở lên, nhà để sản xuất kinh doanh bị phá dỡ một phần diện tích nhà, phần bị phá dỡ tường hoặc cột chịu lực thì tính bồi thường theo quy định cho phần diện tích bị phá dỡ, phần diện tích nhà còn lại được hỗ trợ như sau:

– Phần nhà còn lại tiếp theo (tính từ cọc GPMB trở vào) có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10m thì toàn bộ diện tích còn lại được hỗ trợ bằng mức bồi thường; không tính hỗ trợ nhà, công trình tiếp theo;

– Phần nhà còn lại tiếp theo (tính từ cọc GPMB trở vào) có kích thước lớn hơn 10m thì chỉ tính hỗ trợ đủ 10m của nhà đó bằng mức bồi thường.

4. Đối với một số công trình khác [xiv]

Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định; nhà, công trình khác biệt chưa có trong đơn giá bồi thường thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ vào hồ sơ hoàn công, hoặc hiện trạng công trình tổng hợp dự toán bồi thường, hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. Xử lý tài sản nhà, vật kiến trúc, cây cối khi đã trả tiền bồi thường: [xv]

a) Tài sản nhà, vật kiến trúc, cây cối thuộc sở hữu Nhà nước (Ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước đầu tư) thì vật liệu thu hồi thuộc chủ đầu tư. Giá trị vật liệu thu hồi được giảm trừ trong kinh phí bồi thường của dự án.

b) Tài sản nhà, vật kiến trúc, cây cối không thuộc điểm a khoản này thì vật liệu thu hồi thuộc về đối tượng được bồi thường.

V. BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN [xvi]

Việc bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản theo quy định tại Điều 90 Luật Đất đai được thực hiện như sau:

Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì tính bồi thường theo quy định; không bồi thường, không hỗ trợ cho vật nuôi là thuỷ sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch.

Giá bồi thường cây trồng và vật nuôi là thủy sản theo bảng giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành.

VI. BỒI THƯỜNG CHI PHÍ DI CHUYỂN [xvii]

Việc bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 91 Luật Đất đai được thực hiện như sau:

Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà, công trình để di chuyển chỗ ở thì được bồi thường chi phí di chuyển như sau:

a) Di chuyển chỗ ở trong phạm vi huyện, thành phố, thị xã: 3.500.000đồng/hộ;

b) Di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh: 5.000.000 đồng/hộ;

c) Di chuyển chỗ ở ra ngoài tỉnh: 7.000.000 đồng/hộ.

Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ một phần nhà, công trình nhưng không phải di chuyển chỗ ở thì được bồi thường chi phí di chuyển tài sản, mức 1.500.000 đồng/hộ.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp (có đăng ký kinh doanh) khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh (nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh) thì được bồi thường chi phí tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt. Trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.

Ngoài các khoản bồi thường nêu trên, người dân sẽ được nhận thêm các khoản hỗ trợ do Nhà nước thu hồi đất như hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất; hỗ trợ đào tại nghề và chuyển nghề, tìm kiếm việc làm; hỗ trợ một phần cho công trình không hợp pháp, công trình bị ảnh hưởng, hỗ trợ tiền thuê nhà khi di dời …. (xem chi tiết tại đây)

[i] Điều 6 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT bồi thường hỗ trợ tái định cư

[ii] Khoản 1 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP bồi thường hỗ trợ tái định cư

[iii] Khoản 2 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP bồi thường hỗ trợ tái định cư

[iv] Điều 5 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thái Nguyên

[v] Khoản 2 Điều 23 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thái Nguyên

[vi] Sửa đổi theo Khoản 5 Điều 1 Quyết định 20/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 31/2014/QĐ-UBND

[vii] Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP bồi thường hỗ trợ tái định cư

[viii] Khoản 2 Điều 3 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT bồi thường hỗ trợ tái định cư

[ix] Khoản 4 Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP bồi thường hỗ trợ tái định cư

[x] Điều 3 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thái Nguyên

[xi]  13  Khoản 1 Điều 9 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thái Nguyên

[xii] Khoản 2 Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP bồi thường hỗ trợ tái định cư

[xiii] Khoản 2 Điều 9 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thái Nguyên

[xiv] Khoản 3 Điều 9 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thái Nguyên

[xv] Khoản 6 Điều 9 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thái Nguyên

[xvi] Điều 14 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thái Nguyên

[xvii] Điều 15 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Thái Nguyên